Giống ngô LVN 10

22/09/2011 09:26 PM


Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} LVN-10 là giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô tạo ra, là giống ngô cho năng suất cao nhất hiện nay ở nước ta, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao, chịu hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN-10 thích ứng với mọi vùng sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng lớn.

 1. Nguồn gốc:

- LVN-10 là giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô tạo ra, là giống ngô cho năng suất cao nhất hiện nay ở nước ta, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao, chịu hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN-10 thích ứng với mọi vùng sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng lớn.

      2. Thời gian sinh trưởng:

- Thời gian sinh trưởng : 100-105 ngày.

- Ở Miền Bắc thời gian sinh trưởng có thể kéo dài hơn, cụ thể là:

+ Vụ Xuân 120 - 135 ngày.
+ Vụ Thu: 95 - 100 ngày.
+ vụ Đồng: 110 - 125 ngày.

     3. Một số đặc điểm về giống ngô LVN 10:

+ Màu dạng hạt: Bán đá vàng da cam.
+ Cao cây:            200 ± 20 cm.
+ Cao đóng bắp: 100 ± 10 cm.
+ Dài bắp: 20 cm ± 4 cm.
+ Số hàng hạt/bắp: 10 - 14 hàng.
+ Tỷ lệ hạt/bắp: 82 - 84%.
+ Trọng lượng 1000 hạt: 330 (gr)
+ Hạt chắc/bông: 150 - 200 hạt
+ Tỷ lệ cây 2 bắp: 50 -80% (nếu trồng xen tỷ lệ cao hơn).
+ Độ bọc kín, chắc, mỏng.
+ Tiềm năng năng suất: 8 - 12 tấn/ha.

     4. Kỷ thuật canh tác:                  

a. Thời vụ:

+ Thời vụ gieo: LVN-10 trồng được nhiều thời vụ nhưng có hiệu quả tốt nhất đối với từng vùng như sau:
* Tây Bắc: Vụ Xuân Hè (20/3 - 20/4).
* Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ: Vụ Thu Đông (trước 15/9)
Vụ Thu (15/7 - 10/8).
Vụ Xuân: 15/1 - 10/2.
* Các tỉnh miền Trung và miền Nam:
Vụ Đông Xuân: Gieo cuối tháng 11, đầu tháng 12.
Vụ Hè Thu: Gieo trong tháng4, chậm nhất vào đầu tháng 5.
Vụ Thu Đông: Gieo đầu tháng 8 (1 - 10/8)
Đây là nét chung nhất về thời vụ, còn thời vụ tối ưu cho từng vùng cụ thể do cơ quan khuyến nông tỉnh, huyện khuyến cáo.

b. Mật độ:

+ Mật độ: 4,1 - 4,7 vạn cây/ha.
* Khoảng cách: 70 x 30 - 35 cm/cây.
Nếu trồng xen với cây họ đậu: 1 - 1,5 cây/m2.
* Nên gieo 1 hạt/hốc xen kẽ 2 hạt/hốc (sau tỉa chỉ để lại 1 cây/hốc).

c. Phân bón:

 + Phân bón:            Phân bón cho 1 ha:
Phân chuồng:             10 - 15 tấn.

Đạm Urê:                     300 - 400 kg.
Supe lân:                      500 - 600 kg.

Clorua Kali:             120 - 150 kg.

+ Bón lót toàn bộ phân chuông, phân lân.
+ Bón thúc: Đợt 1 lúc 3 - 4 lá bón 1/3 Urê + ½ Kali.
Đợt 2 lúc 9 - 10 lá bón 1/3 Urê  + ½ Kali.
Đợt 3 trước lúc trổ cờ 5 - 7 ngày bón nốt số phân còn lại.

     5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

a. Chăm sóc:

* Tỉa định cây, bảo đảm mật độ.
* Tưới nước khi cần, đặc biệt trước và sau khi trổ cờ 10 - 15 ngày.

b. Phòng trừ sâu bệnh hại:

* Phòng trừ  sâu bệnh: Rắc 6- 7 hạt Furadan 3H hoặc Basudin 10H vào nõn để trừ sâu đục thân. Phun Furadan 2 gam/liút khi có rệp cờ.

** Một số sâu bệnh hại chính:

* Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis )

 

Sâu đục thân ngô

Ngài của sâu đục thân ngô

Nhộng của sâu đục thân ngô


            

 

+ Đặc điểm nhận biết

 - Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá bắp hay cuống hoa đực, khi lá mở ra  sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn sâu đục vào thân cây hay bắp, làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang.

- Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao.

 - Bướm cái có cánh trước mầu vàng nhạt, đẻ trứng thành ổ trên bề mắt lá mà vàng nhạt.

 - Nhộng có dạng thuôn dài nằm trong thân ngô.

 + Quy luật gây hại

 - Bắp mới hình thành bị sâu đục thường không tiếp tục phát triển được. Bắp ngô có thể bị sâu đục từ cuống vào lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp.

- Cây ngô non bị sâu đục vào thân ở giai đoạn sớm có thể bị gãy gục và ngừng phát triển. Khi cây ngô đã lớn sâu đục vào bên trong thân để lại phân ở đường  đục. Cây ngô lớn bị sâu đục thường không chết nhưng khi gặp gió to cây có thể bị gãy ngang thân

- Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận non, mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu non tuổi lớn thích ăn những bộ phận ít nước nhiều đường

+Biện pháp phòng trừ

- Luân canh với cây trồng nước như lúa, các loại rau trồng nước... để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng. Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống ngô có khả năng ít bị nhiễm sâu đục thân...

- Sau khi thu hoạch, sử dụng thân cây ngô cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, con nhộng còn nằm bên trong thân cây , hạn chế sâu truyền qua vụ sau.

- Ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.

-  Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời diệt sâu non mới nở còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong thân cây. Có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như: Padan 95SP; Binhdan 95WP; Regent 5SC; Viphensa 50ND; Phetho 50ND; Forsan 50EC/60EC; Fantasy 20EC; Diazol 60EC...Cũng có thể sử dụng một vài lọai thuốc trừ sâu dạng hạt  bón theo hàng, hốc cây như : Binhdan 10H; Padan 4G; Vibasu 10H; Regent 0,2G/ 0,3G; Tigidan 4G...để diệt sâu.

* Sâu xám hại ngô (Agrotis ypsilon)


sau xam1.jpg

 Trưởng thành sâu xám hại ngô

 

     +  Đặc điểm nhận biết

 - Sâu non có 6 tuổi. Sâu có mầu xám đất hoặc đen bóng. Đẫy sức sâu chui xuống đất sâu khoảng 2-5 phân để làm nhộng. Nhộng mầu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

  - Bướm mầu nâu tối. Chúng hoạt động về ban đêm. Con cái đẻ trứng rải rác hoặc thành từng cụm 2-3 qủa trên những lá nằm gần với mặt đất hay trong các kẽ nẻ của đất.

- Trứng hình bán cầu, lúc mới đẻ có mầu sữa, sau chuyển dần sang mầu hồng, khi sắp nở có mầu tím thẫm.

+ Quy luật gây hại

- Sâu thường phá hại nghiêm trọng các cây rau mầu,ở giai đoạn cây con nhiều khi thành dịch rất nặng, làm  mất cây trên ruộng, phải trồng dặm nhiều đợt, khiến cho ruộng ngô phát triển không đồng đều,  gây giảm năng suất.

- Sau khi nở sâu non tuổi 1 sống trên cây, gặm lá ngô non làm cho lá ngô bị thủng từng chỗ, hoặc bị khuyết mép lá. Từ tuổi 2 trở đi ban ngày sống ở dưới đất, gần xung quanh gốc cây ngô, ban đêm chui lên cắn hại cây bằng cách  gặm quanh thân cây hoặc  cắn ngang phiến lá. - - Từ tuổi 3 tuổi trở đi sâu cắn đứt ngang thân cây (mỗi con một đêm có thể cắn đứt 3-4 cây ngô non). Sâu gây hại cho ngô chủ yếu ở giai đọan cây con (từ lúc mọc đến 4-5 lá). Khi cây ngô đã lớn sâu thường đục vào thân cây chui vào bên trong ăn phần non, phần mềm của  ruột cây làm cho cây bị héo lá đọt và chết.

- Sâu phá từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 2.

 +  Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa, xới ruộng, phơi đất để diệt bớt sâu nhộng trong  đất trước khi xuống giống.

- Luân canh với cây lúa nước hoặc những loại rau ưa nước khác, để diệt sâu nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.

- Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như Basudin 10G; Vibasu 10 H; Furadan 3G; Vibaba 5H; Regent 0,2/0,3G; Vifuran 3G; Padan 4G; Vicarp 4H...rải xuống hàng hoặc hốc gieo hạt để diệt sâu theo liều lượng khuyến cáo hoặc có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu để phun như: Sumithion 50EC; Sherpa 10EC/25EC; Visher 25ND; Cyperan 5EC/10EC/25EC; Fastocid 5EC; Bi58 40EC; Bian 40EC/50EC; Ofatox 400EC/400WP; Karate 2,5EC...Nên xịt vào buổi chiều mát để đến đêm sâu bò ra gây hại dễ bị trúng độc hơn.

- Dùng đèn soi bắt sâu bằng tay vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm khi sâu chưa kịp chui xuống đất; Sử dụng bả chua ngọt để diệt bướm vào đầu vụ ngô.

 

* Sâu keo hại ngô ( Spodoptera mauritia Borsduval )

sau keo hai ngo1.jpg
sau keo hai ngo2.jpg

 Trưởng thành sâu keo

    +  Đặc điểm nhận bi

- Sâu non có hình ống, màu nâu. Trên lưng và 2 bên có sọc màu nâu vàng, đen, nâu thẫm.

 - Bướm sâu keo có màu nâu đen. Cánh bướm có màu nâu hay xám với những chấm màu vàng sẫm và một đường viền màu xám ở gần mép cánh. Cánh sau có màu trắng.

 +  Đặc điểm phát sinh gây hại

- Sâu keo thường xuất hiện vào mùa mưa. Sâu non hoạt động và ăn lá cây vào ban đêm và ở những ngày nhiều mây chúng ăn cả vào ban ngày. Dịch sâu keo thường xảy ra sau thời gian khô hạn kéo dài vào thời kỳ có mưa. Đó là thời kỳ thích hợp cho sâu keo nở ra thành từng đàn.

- Sâu thường phát sinh với mật độ cao, cắn cụt ngang thân cây con. Chúng thường di chuyển hàng đàn từ ruộng này sang ruộng khác. Một năm sâu có 2-3 lứa, lứa đầu tiên trên cỏ dại sau đó chúng chuyển sang phá cây trồng vào các tháng 6, 7, 8.

+  Phòng trừ

- Thực hiện chế độ vệ sinh đồng ruộng. Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng.

- Khi sâu xuất hiện nhiều, phun thuốc để trừ như: alpha – cypermethrin, deltamethrin, Triazophos…

* Sâu cắn lá nõn ngô (Leucania loreyi)

+  Triệu chứng

 - Trên lá nõn ngô bị sâu cắn lỗ chỗ thủng. Trong nõn có phân đùn ra ngoài dễ nhận biết.

+ Đặc điểm hình thái

 - Trưởng thành màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hoạt động về đêm ban ngày ẩn nấp chỗ tối. Con cái đẻ trứng thành từng ổ trên lá nõn, bẹ lá, trên cờ hoặc râu bắp. Trứng hình bầu dục, mới đẻ mầu trắng sữa sau chuyển sang màu nâu. Sau khoảng một tuần trứng nở.

+ Đặc điểm phát sinh gây hại

- Sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô thu – đông, phá hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2.

Ngài hoạt động về ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá ngô hoặc bờ cỏ. Ngài thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng thành từng ổ, các ổ xếp liền với nhau như vẩy cá.

Sâu phá hại bắt đầu từ thời kỳ ngô có 5-8 lá. Sâu hoạt động nhiều vào ban đêm, ban ngày thường ẩn trong nõn ngô, trong bẹ lá hoặc chui xuống đất ở gần gốc.

Khi cây còn nhỏ sâu hóa nhộng  ở dưới đất (sâu 2-5 cm). Từ khi cây  trỗ cờ trở đi sâu hóa nhộng trong bẹ lá, lá bi hoặc trong bắp.

 +  Biện pháp phòng trừ

- Làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ.

- Bẫy diệt ngài bằng bả chua ngọt từ tháng 12 đến đầu tháng 2. Cách làm bả như sau: dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, sau đó cứ 100 phần hỗn hợp này cho thêm vào 1 phần thuốc trừ sâu Dịch bách trùng (hoặc Regent; Regell; Dip 80 SP). Bả pha xong đặt trong chậu sành, nhựa...mỗi chậu khỏang  0,25-0,5 lít, đặt cao khỏi mặt  đất khỏang 0,2 – 0,3m nơi đầu gió, mỗi ha khoảng 7-10 chậu , cứ khoảng một tuần thay bả mới một lần. Hoặc có thể thay chậu sành bằng búi nhùi rơm, rạ; cách làm: lấy rơm, rạ buộc vào cọc cao 1,2 – 1,5m sau đó vảy nước chua ngọt vào búi, mỗi ha 20 búi. Biện pháp này muốn có kết qủa phải được tiến hành đồng lọat trên diện rộng, tránh làm đơn lẻ một mình vì sẽ thu hút trưởng thành từ ruộng khác đến  đẻ trứng gây hại nặng cho ruộng nhà mình

- Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh đợt sâu phá hại vào tháng 1 và 2.

- Dùng  thuốc trừ sâu như: Sadavi 95WP, Padan 95SP; Sudin 20EC; Basudin 40EC.. theo liều lượng trên bao bì.

* Rệp hại ngô (Rệp cờ - Aphis maydis)

rep hai ngo.jpg

    +  Đặc điểm nhận biết

- Rệp non và trưởng thành có màu sắc khác nhau đến hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Rệp phá hại nặng từ khi ngô xoáy nõn đến thu hoạch.

- Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

+  Đặc điểm và điều kiện phát sinh

- Đầu vụ ngô đông xuân, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ bay tới các ruộng ngô. Ở đây rệp tiếp tục sinh sản và phát triển. Rệp non lớn lên gây hại trên cây ngô.

- Rệp ngô thường phát triển nhiều trong tháng 1, tháng 2 lúc ẩm độ không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần.  Rệp thường phá hại ở cây ngô từ giai đoạn 8-10 lá cho tới khi ngô chín sáp đến chín hoàn toàn. Cuối vụ khi cây ngô đã già, thức ăn kém thì rệp có cánh phát triển mạnh để đi phân tán và tiếp tục phát triển các thế hệ sau trên cây ký chủ.

 +  Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng: Trước khi gieo trồng làm sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để tránh rệp từ các ký chủ dại lan sang phá hại ngô.

- Trồng với mật độ thích hợp (tùy theo giống) và chân đất.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi tình hình phát sinh, phát triển của rệp và các loại thiên địch có ích để có chế độ quản lý thích hợp nhằm bảo vệ mật độ thiên địch của rệp trên đồng ruộng như: Bọ rùa, bọ rùa ăn rệp. Những thiên địch này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rệp ngô phát sinh trên đồng ruộng.

- Khi thấy mật độ rệp cao, khả năng gây hại lớn, có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500ND/EC, Ofatox 400EC/WP, Trebon 40EC, Actara 25WG... pha theo hướng dẫn của từng  loại thuốc. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học và thảo mộc.

Chú ý: Thời gian cách ly đối với các loại ngô ngọt, ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch đối với từng loại thuốc.

 

* Bệnh virus sọc lá ngô (Maize streak virus)


    +  Đặc điểm nhận biết

- Trên lá, các vệt bệnh màu vàng và vàng sáng, nằm rải rác trên khắp bề mặt phiến lá. Toàn bộ phiến lá chuyển thành mầu xanh đậm hơn các cây khoẻ. Khi ngô già các vùng bị bệnh chuyển thành màu nâu hoặc có màu đỏ, chết từng đám. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ngô trên tất cả các lá ngô đều có các vết sọc. Triệu chứng điển hình là các gân lá ở mặt dưới dày lên. Trên rễ các cây bị bệnh nặng xuất hiện các đám tế bào bị chết dài vào khoảng 1 cm, toàn bộ hệ thống các rễ yếu đi. Các rễ con bị chết sớm

+  Tác nhân gây bệnh

- Bệnh do virus Maize streak gây nên. Virus gây bệnh truyền bệnh chủ yếu bằng con đường môi giới là các loại rầy  Calligypona pellucida, C.marginata, C.propinqua…Virus phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 17 – 24oC.

+ Biện pháp phòng trừ:

- Dùng giống chống bệnh

- Gieo ngô đúng thời vụ

- Phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu: Cypermethrin, Dimethoate, Nereistoxyn, …

* Bệnh thối thân, tướp lá ngô (Pseudomonas alboprecipitanas )


benh thoi than ngo2.jpg

    + Triệu chứng

- Bệnh làm thối phần trên của thân và gây ra các vết bệnh trên lá.

- Trên lá, ban đầu vết bệnh ươn ướt như giọt dầu, về sau  phần giữa vết bệnh khô, nhưng chung quanh vẫn còn một viền màu nhạt, sau tạo thành vết bệnh trên lá dài, kích thước rất khác nhau, cuối cùng lá bị bệnh rách theo chiều dọc và tướp ra.

- Thân cây ngô thường bị thối bắt đầu ở phần trên ngang gần mắt đóng bắp. Trên bề mặt  dóng thân xuất hiện các sọc màu nâu đỏ, còn phần bên trong thân thì bị thối nâu hoặc thối đen. 

- Hiện tượng thối thân càng phát triển, ngọn cây ngô bị héo và chết, hoa cờ không phát triển được.  

+ Tác nhân gây bệnh

- Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas alboprecipitanas Rosen gây ra

+ Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

- Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn lây lan và phát triển là 25-35 oC. Vi khuẩn giữ lại trên vụ sau trong tàn dư cây trồng  trên đồng ruộng.

+ Biện pháp phòng trừ

- Thực hiện chế độ luân canh ngô với cây lúa nước và các cây rau đậu…

- Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng đem ra khỏi ruộng và tiêu huỷ

- Chăm sóc, làm cỏ cho ngô. Tránh gây ra những vết thương cho cây và lá hạn chế sự xâm nhập qua các vết thương cơ giới.

- Gieo trồng các giống ngô chống bệnh.

- Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng

- Dùng một số loại thuốc trừ vi khuẩn đặc hiệu phun trừ bệnh trên ngô theo chỉ dẫn.

* Bệnh đốm lá lớn ở ngô (Helminthosporium turcicum )

ngo1.jpg

+ Đặc điểm nhận biết

Tiêu bản nấm bệnh   

Vết bệnh dài và có dạng tròn hoặc bầu dục, mầu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Nếu bệnh nặng, nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp. Lá mất màu, héo khô và giòn.

+  Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm  Helminthosporium   turcicum  gây ra

+  Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh đốm lá lớn thường phát sinh gây hại ở những ruộng ngô xấu, kém phát triển; những ruộng đất xấu, đất trũng hay bị úng nước, ruộng có kết cấu thịt nặng, chặt, dễ đóng váng,  hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu nước...làm cho cây ngô sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được cũng là điều kiện để bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn những ruộng khác, lá già sát gốc thường phát sinh trước, bệnh nặng có thể lan lên những lá trên. Nấm xâm nhập vào lá chủ yếu qua khí khổng, phần lớn ở các bộ phận non trên cây.

Nhiệt độ sinh trưởng của nấm là 5 – 8 oC, 27 – 35 oC.

+  Biện pháp phòng trừ

- Luân canh trồng ngô với cây họ đậu.

- Dùng giống ngô chống bệnh

- Thu gom tàn dư cây ngô rồi đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ.

- Bón phân đầy đủ và cân đối cho cây ngô. Tăng cường bón kali cho ngô

-  Xử lý hạt giống ngô bằng nước nóng 52oC trong 10 phút

* Bệnh gỉ sắt ngô (Puccinia maydis)

ngo2.jpg

ngo21.jpg

+  Đặc điểm nhận biết

Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác trên phiến lá. Sau  tạo những u nổi làm cho tế bào bị nứt, bên trong chứa một khối bột có màu nâu đỏ vàng, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, ổ màu đen tạo thành các vết đen dài trên phiến lá.

+ Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Puccinia maydis  gây ra.

+ Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

- Bệnh tồn tại trên tàn dư lá bệnh, hạt, bắp. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 17-180C. Những ruộng chăm sóc không đầy đủ, cây sinh trưởng kém, bệnh phát sinh sớm, hại nặng, lá khô rụi, tàn sớm, năng suất giảm  20%.

- Nấm giữ lại vụ sau chủ yếu  bằng bào tử hạ trên tàn dư cây ngô và trên hạt giống.

- Bệnh xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa.

+  Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nguồn bệnh. Tăng cường thâm canh.

- Dùng thuốc trừ nấm: New Kasuran; Dithane; Anvil; Kumulus; Cavil; Tilvil; Vectra; Copper – zin C…

* Bệnh Héo cây ngô (Bacterial Stewarti E.F.Smith)

ngo6.gif

ngo7.jpg

+ Đặc điểm nhận biết

Trên lá có những vết sọc màu vàng nhạt, khi vết bệnh phát triển lan dần vào thân làm cho cây bị thấp lùn, phát triển kém, héo nhanh và chết. Cắt ngang thân cây ngô bị bệnh, từ các bó mạch tiết ra các giọt dịch màu vàng chứa đầy vi khuẩn.

+Tác nhân gây bệnh

Bệnh do vi khuẩn Bacterial Stewarti E.F.Smith gây ra.

+ Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều.

Điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng là nhiệt độ 30oC, pH 6-8. Bệnh lây lan qua hạt giống, tàn dư cây bệnh trong đất và đặc biệt là côn trùng môi giới Chaetocnema pulicaria (cánh cứng đục lá).

+ Biện pháp phòng trừ

- Chọn, tạo và gieo trồng giống kháng bệnh.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng hoặc bằng thuốc.

- Phun thuốc trừ sâu lan truyền bệnh.

- Phun chất kháng sinh trừ vi khuẩn: 2S Sea & Sec 12WP; 12DD; hòa tiếp 50SP Sat 4SL. Có thể dùng các loại thuốc: Kasumil; TP – Zep 18EC

* Bệnh khảm ngô (Maize dwarf mosaic virus)


    + Triệu chứng

 - Ở gốc lá có các chấm màu đậm xen lẫn với màu nhạt, sau đó hoà hợp với nhau thành từng vết dọc theo phiến lá, lá bệnh chuyển dần sang màu vàng, về sau ở ria và đỉnh lá có pha sắc đỏ, màu đỏ dần hiện rõ lên. Cây thấp, lá co ngắn, có hiện tượng khảm đặc biệt rõ ở lá non và lá bánh tẻ. Bệnh sớm và nặng làm cho bắp bé đi, không có hạt hoặc rất ít hạt.

+ Tác nhân gây bệnh: Bệnh do virus Maize dwarf mosaic gây ra

+ Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

- Môi giới truyền bệnh là rệp. Virus có thể truyền qua tiếp xúc, qua hạt giống.

- Ngô ở vùng thâm canh, được chăm bón tốt, số cây bị nhiễm bệnh cao hơn nhưng mức độ bệnh nhẹ hơn. Còn ở vùng ít thâm canh, tỷ lệ cây bệnh thấp hơn song mức độ bệnh nặng hơn ở từng cây.

 + Biện pháp phòng trừ

- Chọn cây sạch bệnh để lấy hạt làm giống

- Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh (rệp)

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, thâm canh cây ngô.

 

c. Thu hoạch:

+ Thu hoạch: Có thể thu hoạch khi lá bi chuyển màu nâu, dưới chân hạt đã xuất hiện điểm sẹo đen.
* Chú ý: Không dùng hạt thu hoạch ở ruộng ngô lai để làm giống cho vụ sau. 

wpCategoryNews