Giống lúa ML 214 - Kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại lúa

22/09/2011 10:13 PM


Giống lúa ML 214 là giống lúa thuần, Có nguồn góc từ trại lúa Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.

 1. Nguồn gốc:

- Là giống lúa thuần ,Có nguồn góc từ trại lúa Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.

      2. Thời gian sinh trưởng:

Thời gian sinh trưởng : 90-95 ngày (vụ Hè thu, vụ Mùa)

95-100 ngày vụ Đông xuân

     3. Một số đặc điểm về giống lúa ML 214:

- Chiều cao cây : 80-85 ngày

- Dài bông : 21-22 cm

- Hạt chắc/bông : 85-90

- P1000 hạt : 23,6 g      

A. Kỷ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại lúa:

* Chuẩn bị đất và thời vụ:

Đối với vụ Đông xuân:

Dọn sạch cỏ.

Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.

 

Đối với vụ Hè thu:

Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.

Phơi ải trong thời gian 1 tháng.

Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.

 

Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).

 

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

BIỆN PHÁP GIEO SẠ

 

Chuẩn bị hạt giống

·         Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.

·         Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.

·         Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.

·         Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.

Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.

 

Biện pháp gieo sạ

·         Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.

·         Hình 5: Máy sạ hàng

·         Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.

·         Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.

Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.

*Phân bón cho lúa:

- Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha.

Nguyên tắc bón phân:

Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:

- Đúng liều lượng

- Đúng chủng loại

- Đúng thời điểm

- Đúng kỹ thuật

Những căn cứ để quyết định bón phân cho lúa:

- Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa - Thời tiết, khí hậu

- Đặc tính của đất - Lượng và loại phân bón

- Giống - Biện pháp canh tác

Bảng so màu bón phân đạm cho lúa

Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm

DrawObject

Liều lượng bón:

Bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. (Xem mục kĩ thuật bón phân cho các vùng)

Chủng loại và thời điểm bón:

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trỗ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh. Bệnh tiêm lửa thường phát sinh trên ruộng bón thiếu phân.

DrawObject

Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (<120 ngày): Bón tập trung, bón lót sâu là chính.

Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): Bón lót sâu, bón thúc sớm.

Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).

* Phòng trừ sâu bệnh hại:

Sâu hại lúa:

Sâu đục thân bướm hai chấm: (Scirpophaga incertulas Walker)

Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai mạ). thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng. Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.

* PHÒNG TRỪ
- Dùng giống chống chịu.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng.
- Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.
- Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.

Phun các loại thuốc:
Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày.
Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước

Sâu đục thân năm vạch đầu nâu

Chilo suppressalis Walker

Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại nặng ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa.                            

Sâu đục thân năm vạch đầu đen

Chilo polychrysus Meyrich

- Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu hại.

- Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt nguồn sâu.

- Chăm sóc hợp lý.

- Sử dụng những loại thuốc phòng trừ như với sâu đục thân lúa bướm 2 chấm.

Sâu cuốn lá nhỏ

Medinalis Guenee

Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

* Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.

- Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý.

- Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần phun thuốc.

Sâu cuốn lá lớn

Parnara guttata Bremer et Grey

Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng.

* PHÒNG TRỪ

Gieo cấy mật độ vừa phải; chăm sóc bón phân hợp lý. Ruộng bị hại nặng có thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Karate 25EC để diệt sâu non. Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục

- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC... phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.

Sâu năn hại lúa

Pachydiplosis oryzae Wood- Mason

Sâu năn thường phát sinh thành dịch Khi trời âm u, mưa nhiều, nhiệt độ từ 22-250C, ẩm độ từ 80-90%. Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới bén chân. Lúa mùa bị hại nặng hơn lúa xuân;mùa sớm bị hại nặng hơn mùa chính vụ

* PHÒNG TRỪ

- Sử dụng các giống kháng sâu năn.

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại.

- Điều chỉnh thời vụ lệch pha với thời gian phát sinh gây hại của sâu năn.

- Bón phân cân đối, đặc biệt tăng lượng phân lân để hạn chế sâu năn.

- Dùng bẫy đèn diệt muỗi

- Bảo vệ ong ký sinh là thiên địch của sâu năn

-Ruộng chớm bị sâu năn cần kịp thời tháo nước phơi ruộng hạn chế sự lây lan phát triển của sâu.

- Dùng thuốc dạng hạt như Vibasu 10H, Basudin 10H hoặc Furadan 3G trộn với đất bột rắc theo từng ổ để diệt sâu non

Sâu phao

Nymphula depunctatus Guenee

Tên khác- Nymphula staynalis; Zebronia decassalis (Guenee); Hydrocaupa depunctalis (Guenee)

- Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên lúa cạn.
- Nếu trong ruộng lúa cùng có sự xuất hiện gây hại của ruồi và sâu đục thân thì tác hại của chúng gây ra sẽ làm năng suất lúa giảm đáng kể.

* PHÒNG TRỪ

- Rút nước để ruộng cạn vài giờ sâu có thể chết vì không thể bơi đi kiếm ăn được.
- Khi sâu có mật độ cao phun các loại thuốc Regent 800WP, Padan 95SP, Actara 25WG để diệt sâu non.

Sâu gai

Dicladispa armigera (Olivier)

Dicladispa armigera boutani Weise

Trưởng thành có nhiều gai trên mình, thường qua đông trên cỏ dại, thích ăn và đẻ trứng ở những trà lúa non, bón nhiều đạm. Sâu non gặm chất xanh giữa 2 lớp biểu bì tạo thành vết sọc màu trắng trên lá. Thời tiết nóng, ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ thích hợp cho sâu gai phát triển. Ruộng cao ít bị hại hơn ruộng nước.

* PHÒNG TRỪ

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại. Khi mật độ trứng cao ngắt phần ngọn lá có trứng và vợt bắt trưởng thành.

- Phun các loại thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Actara 25WG khi sâu phát sinh rộ.

Châu chấu hại lúa

Oxya chinensis Thunberg
Oxynia velox Fabricius

- Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Trưởng thành thích ánh sáng đèn, ánh sáng lửa; ban ngày hoạt động mạnh từ 7- 10 giờ sáng và từ 3- 5 giờ chiều.

- Châu chấu phá hại quanh năm, thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm.

* PHÒNG TRỪ

- Vệ sinh đồng ruộng. làm sạch cỏ bờ, sơn bờ ruộng hạn chế nơi trú ngu của châu chấu.

- Thời kỳ mạ và lúa con gái dùng vợt để bắt châu chấu.

- Những vùng trung du và miền núi về đêm nên đốt các đống lửa để diệt châu chấu.

- Khi châu chấu phát sinh rộ, mật độ cao phun các loại thuốc như Sherpa 25EC, Fastac 5EC... tốt nhất phun vào giai đoạn châu chấu non mới nở.

RẦY NÂU( Nilaparvata lugens Stal)

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.  

Ruộng lúa bị cháy rầy nâuTrứng rầy nâu, Rầy nâu non, Rầy nâu trưởng thành cánh dài, Rầy nâu trưởng  thành cánh ngắn

PHÒNG TRỪ

- Sử dụng giống kháng rầy nâu.

- Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối, thả vịt vào  ruộng lúa diệt rầy. Khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy.

- Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND,  Mipcin 20WP, rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch  hàng  nhưng vẫn  phải phun tập trung vào gốc lúa.

 

Rầy lưng trắng

Sogatella furcifera Horvath

Gây hại cùng với rầy nâu nhưng trong cùng lứa thì rầy lưng trắng phát sinh rộ sớm hơn. Rầy non có màu trắng hoặc nền trắng cùng các vết xám đậm. Thường hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn giai đoạn lúa làm đòng. ở vùng lúa đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa. Quan trọng là lứa tháng 4 và cuối tháng 8 đầu tháng 9 trùng với các giai đoạn trên.

* PHÒNG TRỪ

- Sử dụng giống kháng

- Cấy dày vừa phải

- Bón phân cân đối

- Thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy

- Thường xuyên điều tra đồng ruộng khi phát hiện mật độ rầy cám từ 18

- 20 con/khóm lúa phải phun thuốc.

- Dùng thuốc Bassa 50EC, Mipcin 20WP, Trebon 20ND, Regent 800WG...

- Khi phun rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch hàng lúa.

Bọ xít

BỌ XÍT DÀI - Leptocorisa acuta Thunberg
BỌ XÍT XANH - Nezara viridula Linnaeus
BỌ XÍT ĐEN - Scotinophara spp

Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, quan trọng nhất là thời kỳ trỗ, bông lúa bị hại lửng lép hoặc bạc trắng, giảm năng suất. Ruộng lúa gần bìa rừng, gần ruộng rau màu và có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng.

* PHÒNG TRỪ

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và ký chủ phụ.

- Cấy gọn thời vụ. Phát hiện sớm thu gom ổ trứng để diệt, vợt bắt trưởng thành.

- Dùng bả lá xoan tẩm nước giải một ngày, bó vào cọc cắm nhử bọ xít dài đến để tiêu diệt.

- Dùng các loại thuốc Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Dimenat 40EC hoặc Actara 25WG. phun khi bọ xít phát sinh rộ.

 

Bệnh bọ trĩ

Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúc lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.
Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

* PHÒNG TRỪ

Bọ trĩ rất dễ trừ nhưng tại những vùng thường xuyên bị bọ trĩ phải áp dụng các biện pháp tổng hợp:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi cũng là ký chủ chính của bọ trĩ.
- Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun thuốc kịp thời.
- Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75ND, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát

 

 

 

 

Bệnh do vi khuẩn

 

Bệnh bạc lá

Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm, nóng ( nên ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi) và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa.

Ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm, ruộng hẩu, trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Những năm thời tiết ẩm ướt,nhiều mưa bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

* PHÒNG TRỪ

Dùng các giống lúa chống bệnh (Các giống X1 đến X20, X21...). Chăm sóc bón phân hợp lý, khi lúa bị bệnh rút bớt để xăm xắp nước và không được bón đạm. Có thể rắc tro bếp, vôi bột với lượng 10- 15 kg/sào Bắc bộ hạn chế sự lây lan của giọt dịch vi khuẩn. Phun các loại thuốc Bactocide 12WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP. Phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

 

Bệnh do vi rút

Bệnh vàng lụi (Transitory yellowing)

Bệnh được ghi nhận sớm nhất (1958)và chỉ có ở các tỉnh phía Bắc còn goi là bệnh vàng lá di động. Môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Khi mới bị bệnh cây lúa chuyển màu vàng từ ngọn xuống gốc, từ mép lá vào giữa lá. Một số trường hợp trước khi chuyển màu vàng lá có màu xanh đậm. Lá lúa ngắn lại và xoè ngang. Cây lúa lùn hẳn xuống, rễ lúa kém phát triển có màu đen và mùi tanh. Bệnh nặng cây lúa lụi đi và chết.

 

Bệnh virut lúa cỏ

Rice grassy stunnt virus (RGSV).

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng khu bốn cũ và được gọi là bệnh “lại mạ”. Sau này bệnh được ghi nhận lần lượt ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long từ 1978 – 2000. Môi giới truyền bệnh là rầy nâu.

 

 

Bệnh lùn xoắn lá (Rice ragged stunt virus (RRSV)

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1977 tại Tiền Giang. Năm 2006, bệnh đã gây hại nghiêm trọng trên các vụ lúa hè thu, lúa mùa, lúa đông xuân ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên..

Môi giới truyền bệnh là rầy nâu (Nilaparvata lugens), một cá thể rầy nâu mang virus gây bệnh chích hút trên cây lúa một vài giờ là khiến cho cây lúa bị bệnh. Do đó, thường hay thấy ở thời gian nào, ở một nơi nào có nhiều rầy nâu gây hại thì ở nơi đó xuất hiện bệnh lúa lùn xoắn lá.

Cỏ lồng vực (Echinochloa Crus-galli) và cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensis) là 2 loại ký chủ trung gian quan trọng của bệnh. Do đó trừ các loài cỏ này cũng góp phần hạn chế nguồn bệnh lùn xoắn lá trên đồng ruộng. 

Những kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận vi rút lùn xoắn lá lúa không truyền lan qua hạt giống, đất, tiếp xúc cơ giới dịch cây, và không truyền bệnh qua trứng rầy nâu.

Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá sinh trưởng cằn cọc, cây thấp lùn, chiều cao cây, chiều dài lá, rễ, cổ áo đều bị giảm sút, co ngắn lại khoảng 40-60% so cây khoẻ. Số dảnh/khóm tuy có nhiều song hầu hết không có bông hoặc trỗ bông muộn, trỗ bông không thoát. Bông lúa ngắn, ít hạt, lép lửng, dẫn đến thất thu hoặc giảm năng suất nghiêm trọng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH VIRUS HẠI LÚA

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh.

- Cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh

- Sử dụng giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chụi bệnh.

- Chăm sóc hợp lý tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ tăng cường khả năng chống chụi bệnh.

- Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, phát hiện các loại rầy là môi giới truyền bệnh, phòng trừ sớm, kịp thời bằng các loại thuốc Bassa 50EC, Trebon 20ND, Admire 50EC, Actara 25 WG...

Sử dụng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng để hạn chế tối đa mật độ rầy nâu và rầy nâu mang mầm bệnh.

Nguyên tắc 4 đúng:

- Đúng thuốc ( thuốc trừ rầy)

- Đúng liều lượng

- Đúng lúc (rầy cám ở tuổi 2-3, rầy trưởng thành chiếm đa số)

- Đúng cách ( phun vào gốc lúa nơI rầy đang cư trú)

Bệnh do nấm

Bệnh đạo ôn (Piricularia oryzae Cavara)

Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ướt, có sương, cấy giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển.

* PHÒNG TRỪ

Dùng các giống lúa kháng bệnh IR 1820, IR 17494, C70, C71, ITA 212, không dùng hạt giống ở ruộng bị bệnh. Bón phân cân đối. Khi phát hiện có bệnh không được bón đạm, giữ nước xăm xắp, cắt tỉa bỏ lá bệnh đem đốt. Phun thuốc New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá, thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nên ở miền Bắc vụ chiêm xuân bệnh xuất hiện từ tháng 3; 4, vụ mùa bệnh xuất hiện ngay từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh nên thường hại nặng hơn vụ chiêm xuân. Ruộng lúa cấy dày, rậm rạp, bón đạm lai rai về cuối vụ bệnh nặng.

* PHÒNG TRỪ

- Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối.
- Phân chuồng phải được ủ kỹ.
- Khi lúa bị bệnh có thể dọn sạch tàn dư bệnh trên ruộng kết hợp phun thuốc trừ bệnh.
- Sử dụng các lọai thuốc trừ bệnh như Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5WP, 5SL....
Chú y: Nếu bệnh xuất hiện muộn vào thời kỳ lúa trỗ chín có thể leo lên lá đòng thì cần phun, không leo lên lá đòng là an toàn.

 

 

 

 

Bệnh hoa cúc (Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka)

Bệnh phát sinh gây hại từ lúc lúa phơi màu cho tới khi chín. Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, bón đạm nhiều nặng về cuối thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh gây hại trên nhiều giống lúa và hại nặng trên các giống lúa Trung Quốc.

* PHÒNG TRỪ

Không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Xử lí hạt giống bằng nước nóng 54OC. Chăm sóc hợp lý làm cho cây khoẻ, tăng cường khả năng chống bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào tử và hạch nấm. Không gieo cấy những giống lúa mẫn cảm với bệnh.

Bệnh truyền qua hạt giống

Bệnh lúa von (Fusarium moniliforme)

Triệu chứng điển hình và dễ nhận biết là cây bệnh phát triển chiều cao bất bình thường, cây yếu và có màu xanh nhạt. Mức độ bị bệnh của cây được thể hiện rõ bằng sự sinh trưởng cao vọt của cây, nhưng đôi khi do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mà khả năng tiết ra độc tố của nấm bệnh khác nhau dẫn đến xuất hiện một vài triệu chứng khác như làm cho cây bị bệnh lùn đi, đa số chết trên nương mạ, hoặc có dạng bệnh không làm thay đổi chiều cao của cây

Cây nhiễm bệnh nặng thường bị chết trước khi cấy hoặc sau khi cấy. Những cây nhiễm bệnh trung bình hoặc nhẹ hơn hầu như cũng chết ở giai đoạn ruộng lúa đang ôm đòng. Một số ít cây lúa bị bệnh sống sót đến giai đoạn ôm đòng- trỗ bông, lóng vươn dài, mọc rễ bất định ở các đốt phía dưới gần gốc lúa, có thể quan sát thấy lớp nấm màu trắng hoặc phớt hồng bao quanh. Trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu xám đen, đó là quả thể nấm.

Bệnh thối bẹ (Sarocladium oryzae)

Bệnh thường xuất hiện và gây hại bẹ lá đòng, làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại, cây lúa bị bệnh sớm thì bông trỗ không thoát được, hạt lúa thường bị lép và biến màu.

 

Vết bệnh mới xuất hiện là những vết có viền màu nâu nhạt, ở giữa có màu xám. Cây lúa bị bệnh nặng thường bẹ lá đòng bị thối có màu nâu đen, trên đó có thể thấy lớp nấm màu trắng mọc ra, ở những cây lúa này, hạt thường bị lép lửng và biến màu.

Bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae)

Cây mầm nhiễm bệnh dễ dàng quan sát thấy những vết nâu tròn, bầu dục trên lá mầm, làm biến dạng lá mầm. Bệnh còn làm cho rễ mầm biến màu và thối đen. Đa số cây mầm bị nhiễm bệnh nặng thường bị chết hoăc phát triển không bình thường.

 

 

Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu tròn, bầu dục trên lá, kích thước vết bệnh dài 1-4 mm ở những giống nhiễm vừa, 5-14 mm ở những giống nhiễm nặng. Ruộng bị bệnh nặng thường có màu đỏ rực như màu lửa.

Bệnh gây hại trên hạt làm cho hạt lúa có các vết màu nâu hay bị biến màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt, là nguồn bệnh cho vụ sau.

 

Bệnh đốm vòng (Alternaria adwickii)

Nấm xâm nhập và gây ra các vết chết hoại trên lá bao mầm, các lá phía trên của cây con và cây trưởng thành. Vết hoại tử trên lá thường có hình ôvan đến hình tròn, đường kính từ 3- 10 mm. Vết bệnh mới có màu vàng nhạt, vết bệnh già có màu xám-trắng, viền vết bệnh có màu nâu tối và hẹp. Hạch nấm có đốm màu đen, nhỏ và nằm ở giữa trung tâm vết bệnh.

Vết bệnh ở trên vỏ hạt cũng tương tự như là vết bệnh gây hại ở trến lá, song thỉnh thoảng có đường viền vết bệnh lớn hơn.

Rễ của cây con cũng có triệu chứng vết bệnh tương tự. Nấm xâm nhiễm gây hại nặng dẫn đến mầm bị héo, gây thối ở các mô bào rễ, thối, thậm chí cây có thể bị chết. Nấm xâm nhập vào bên trong hạt gây nên các đốm màu đen nâu hoặc là các vết bẩn, hạt nhăn lại, biến màu và dễ vỡ.

Bệnh cháy lá (Microdochium oryzae)

Triệu chứng biểu hiện giống như là bệnh bỏng lá và biến đổi phụ thuộc vào tuổi, giai đoạn của cây trồng, phương pháp canh tác và mật độ cây trồng. Triệu chứng ban đầu phát triển trên đỉnh hoặc ở gờ của phiến lá, diện tích vết bệnh ước tính khoảng 1-2 cm2.

Vết bệnh có màu xanh xám, xuất hiện khi ngâm trong nước. Triệu chứng vết bệnh biến đổi giữa màu vàng nhạt và nâu tối. Vùng bị nhiễm khô đi giống như là đã chín, đây chính là sự chuyển biến từ dạng khoanh màu đến dạng bỏng.

 * Quản lý dịch hại tổng hợp:

1. Biện pháp canh tác

a. Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng

Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoăn lá và bệnh lại mạ.

Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.

b. Luân canh

Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác

c. Thời vụ gieo trồng thích hợp

Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.

d. Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày

- Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi

- Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.

- Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ sớm có thể tránh được sâu đục thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày.

e. Gieo trồng với mật độ hợp lý

Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh...

Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.

Các ruộng lúa gieo quá dầy thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ.

f. Sử dụng phân bón hợp lí

Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị lốp và nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá...

2. Biện pháp thủ công

Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột…

3. Biện pháp sinh học

a. Tạo môI trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:

- Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...

- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp...

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

b. ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học;

Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường

Một số loại sinh vật có ích trên đồng lúa

4. Biện pháp hoá học

a. Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV

- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:

+ Đúng chủng loại:

Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.

+ Đúng liều l­ượng và nồng độ:

Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ha, sào hay công đất... mét khối kho tàng...)

Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất.

Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại.

Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có hiệu quả.

+ Đúng thời điểm (Đúng lúc):

Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.

+ Đúng kỹ thuật (đúng cách):

Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.

b. Sử dụng thuốc có chọn lọc

Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.

wpCategoryNews