Tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ 01/01/2022

03/03/2022 04:28 PM


Từ ngày 01/01/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng, theo đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.

BHXH tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bưu điện tổ chức Hội nghị tuyên truyền BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Căn cứ vào Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã có cuộc phỏng vấn Phó Giám đốc BHXH Ninh Thuận Mạc Thanh Giang về việc tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ năm 2022.

PV: Thưa ông, từ ngày 1/1/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng. Vậy, mức đóng BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 như thế nào?

- Ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận:

Theo quy định của Luật BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Căn cứ vào Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi, như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là: 22% x 1.500.000 đồng = 330.000 đồng/tháng. Tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện trước đó là 700.000 đồng.

Lưu ý:BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình, nhưng mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ chứ không phải là lựa chon dưới mức chuẩn nghèo KV nông thôn. Mức đóng thấp nhất từ ngày 01/01/2022 là 1.500.000 đồng và mức đóng cao nhất hiện vẫn là 29.800.000 đồng (20 lần lương cơ sở); mỗi mức đóng cách nhau 50.000 đồng.

PV: Cùng với việc điều chỉnh tăng mức đóng tối thiểu, mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên. Vậy, Nhà nước hỗ trợ mức đóng như thế nào?

- Ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận:

Cùng với việc điều chỉnh của Nhà nước về tăng mức đóng tối thiểu, thì mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên. Cụ thể:

Đối với người tham gia thuộc hộ nghèo - số tiền hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng (tăng 52.800 đồng); hộ cận nghèo - số tiền hỗ trợ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng (tăng 44.000 đồng) và đối tượng khác - số tiền hỗ trợ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng (tăng 17.600 đồng).

Cụ thể, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu sau khi áp dụng mức hỗ trợ đóng của Nhà nước như sau:

Tuy nhiên, việc tăng mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022 có ảnh hưởng nhất định đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh. Đó là:

Hiện tại thì đời sống của đại đa số người dân còn rất khó khăn, công ăn việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp trong khi mức đóng tăng lên hơn 2 lần và thực tế tại thời điểm tháng 12/2021 toàn tỉnh nhà có hơn 10 ngàn người tham gia thì trong đó có 90% là mức đóng dưới 1.500. 000 đồng. Trong đó có nhiều người đã tham gia được gần 10 năm rồi.

Do vậy khó khăn cả về duy trì số người đã tham gia và tuyên truyền vận động người tham gia mới để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh những khó khăn về việc Nhà nước điều chỉnh tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng. Ta thấy:

- Đây là chính sách của Nhà nước nhằm đáp ứng, phù hợp với sự phát triển kinh tê - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

- Chính sách hướng tới đảm bảo và vì quyền lợi cho người tham gia với mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, để mọi người dân khi hết tuổi lao động đều được hưởng lương hưu hằng tháng. Vì bản chất của BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đặc biệt là khi hết tuổi lao động không có thu nhập thì lương hưu hằng tháng và được cấp thẻ BHYT miễn phí với mức hưởng khi đi khám chữa bệnh bằng 95% sẽ giúp họ đảm bảo ổn định cuộc sống bản thân và gia đình.

- Chính vì vậy mà khi điều chỉnh mức đóng tối thiểu tăng lên thì đồng nghĩa với việc mức hỗ trợ đóng từ ngân sách nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên;

Lưu ý:

Thứ nhất: Mục tiêu hỗ trợ để người tham gia được hưởng lương hưu hằng tháng khi đủ điều kiện; do vậy nếu nhận BHXH 1 lần sẽ không được nhận số tiền NSNN hỗ trợ (trừ trường hợp Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế).

Thứ 2: BHXH đảm bảo tính công bằng trong đóng hưởng: Đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp và mỗi khi Nhà nước điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH thì mức hưởng cao sẽ được tăng cao.

 VD:

- Mức lương hưu hằng tháng là: 700.000 đồng x 7,4% = 51.800 đồng.

- Mức lương hưu hằng tháng là: 1.500..000 đồng x 7,4% = 111.000 đồng.

- Thứ 3: Và để tăng tính hấp dẫn thu hút nhiều người tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu hằng tháng thì vừa qua Bộ LĐTBXH đã có những đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách BHXH, trong đó có nội dung giảm thời gian tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm.

Ta thấy nếu một xã hội mà mọi người khi hết tuổi lao động đều có lương hưu hằng tháng thì mọi cá nhân, gia đình đều ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, xã hội công bằng, văn minh.

Do vậy mỗi cá nhân mỗi gia đình nên quan tâm dành dụm số tiền thu nhập hằng tháng để tham gia BHXH và đã tham gia thì tham gia liên tục, để được hưởng hỗ trợ đóng từ nguồn NSNN, để khi hết tuổi lao động có lương hưu và lương hưu được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng, có thẻ BHYT đảm bảo ổn định cuộc sống không phụ thuộc gia đình, xã hội đó là điều hạnh phúc nhất.

PV: Giải pháp của ngành BHXH tỉnh  trong việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân?

- Ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận:

  - Cơ quan BHXH đã Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương giao chỉ tiêu phát triển người tham gia đến cấp huyện, cấp xã và đến từng đại lý thu;

- Xây dựng ban hành kế hoạch, chương trình, các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025;

- Đẩy mạnh, linh hoạt công tác tuyên truyền và phối hợp Tuyên truyền vận động đảm bảo thông tin đến được với đông đảo người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, để vận động người dân tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, và tham gia mới

Mở các hội nghị tuyên truyền, tọa đàm, để duy trì và phát triển người tham gia thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19.Theo các nhóm đối tượng tiềm năng.

-Ngành BHXH tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ NSNN phù hợp với từng nhóm đối tượng (người thuộc HGD nghèo, cận nghèo và đối tượng khác)

-Tiếp tục đề xuất, kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện;

- Lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ; phân công nhiệm vụ có cán bộ CCVC, NLĐ đảm bảo rõ người, rõ việc rõ kết quả; Tích cực, tăng cường cải cách TTHC, ứng dụng CNTT tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời, chính xác cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.

Với những giải pháp trên và cùng sự vào cuộc triển khai quyết liệt trách nhiệm của các cấp ủy đảng chính quyền địa phương sát cánh cùng cơ quan BHXH, tôi tin tưởng rằng, chúng ta sẽ duy trì và phát triển người dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh, đạt được kế hoạch đã đề ra.

PV: Trân trọng cảm ơn ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận!