Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 2022: Bảo hiểm y tế - vì sức khỏe, hạnh phúc mọi gia đình

05/07/2022 10:10 AM


Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng do Nhà nước tổ chức và thực hiện từ năm 1992 mà không vì mục đích lợi nhuận. Đây là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước giúp chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

Ngày BHYT Việt Nam là dịp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt Luật BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước.

Người tham gia BHYT sẽ được quyền lợi thanh toán đầy đủ các chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định. Theo luật BHYT, tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT với các quyền lợi về: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với một số đối tượng và chi phí trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi,…

BHXH tỉnh treo băng rôn, phướn tuyên truyền Ngày BHYT Việt Nam 01/7

PV: Ông cho biết đến nay tỷ lệ người dân ở tỉnh tham gia BHYT thế nào?

- Ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận:

Như chúng ta đã biết theo Luật BHYT năm 2014 thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên:

Tính đến ngày 30/6/2022, toàn tỉnh có 532.059 người tham gia BHYT/ 598.518 người dân. Còn 66.459 người chưa tham gia BHYT. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đạt 88,9%. Thấp hơn 3,6% so với chỉ tiêu bao phủ UBND tỉnh giao năm 2022.

Số người tham gia BHYT so với tháng 6/2021 giảm 31.108 người. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh giảm 5,5%. Số người tham gia BHYT giảm là do tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg Ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ vv phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.

PV: Và ở vùng nông thôn đạt bao nhiêu % so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh?

- Ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận:

Tính đến ngày 30/6/2022, toàn tỉnh có 532.059 người tham gia BHYT. Trong đó: Trên địa bàn thành phố PRTC có 160.087 người tham gia BHYT (tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94, 8%) chiếm 30% số người tham gia BHYT toàn tỉnh. Còn lại các huyện có 371.972 người tham gia BHYT chiếm 70%.

Và tỷ lệ tham gia BHYT tại khu vực nông thôn không đồng đều. Huyện mà có nhiều đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT (đóng100% mức đóng) thì tỷ lệ bao phủ BHYT cao, như: Huyện Bác Ái là 100%, huyện Thuận Bắc là 98,6%. Các huyện còn lại tỷ lệ bao phủ BHYT thấp, như: Ninh Hải 88,5%; Thuận Nam 88%; Ninh Sơn 86%; đặc biệt huyện Ninh Phước mới đạt 77,2%.

Đặc biệt ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo tiêu trí xã nông nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025 theo QĐ 318 ngày 08/3/2022 của TT CP 

PV: Để tiếp tục nâng cao tỷ lệ người dân ở vùng nông thôn tham gia BHYT, thời gian tới Ngành tiếp tục triển khai những giải pháp gì?

- Ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận:

Trước hết là vì quyền lợi của người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được tiếp cận và sử dụng các dịnh vụ y tế tiên tiến, hiện đại; được đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh BHYT và để phấn đấu hoàn thành tỷ lệ bao phủ BHYT  mà các Nghị quyến đề ra tiến tới BHYT toàn dân.

Trước tình hình số người tham gia BHYT giảm nhiều do tác động khi thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg;

BHXH tỉnh tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ban, ngành, địa phương tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn; xem xét cân đối từ nguồn ngân sách địa phương, huy động các nguồn tài trợ từ các tố chức, cá nhân, các nhà hảo tâm để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc diện được cấp thẻ BHYT theo QĐ 861;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông và phối hợp tuyên truyền với nhiều hình thức, đa rạng phong phú, thiết thực, dễ hiểu theo từng nhóm đối tượng. Tăng cường các buổi tọa đàm trực tiếp về BHYT tại các xã có số người tham gia BHYT giảm nhiều; các xã có tỷ lệ tham gia BHYT thấp;

- Rà soát, phân loại; lập danh dách chi tiết những người chưa tham gia BHYT chuyển đến các xã, phường, thị trấn, các Đại lý thu, các cơ sở giáo dục để tuyên truyền vận động tham gia;

- Phối hợp với các cơ sở KCB BHYT tạo thuận lợi nhất cho người dân khi đi KCB; tổ chức giám định thanh toán chi phí KCB đảm bảo quyền lợi đúng, đủ, kịp thời cho người bệnh có thẻ BHYT;

- Tăng cường ứng dụng CNTT, và cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho người tham gia khi giao dịch với cơ quan BHXH.

* Cuối năm 2021 UBND tỉnh đã quan tâm tạo điều kiện đóng BHYT cho người đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc diện được cấp thẻ BHYT theo QĐ 861 ( với giá trị sử dụng của thẻ BHYT là 03 tháng) và đến tháng  05/2022 thẻ BHYT này đã hết hạn sử dụng; nhiều người đã chủ động tham gia BHYT theo hộ gia đình, HSSV.

Nhưng vẫn còn nhiều người chưa chủ động tham gia; về phía cơ quan BHXH đề nghị người dân hiểu, thông cảm, chia sẻ với những khó khăn về tình hình kinh tế của tỉnh nhà đặc biệt là sau hơn 02 năm do ảnh hưởng của dịch bệnh CoviD-19 . Ngân sách của tỉnh, huyện còn hạn hẹp. Vì sức khỏe bản thân và gia đình hảy tích cực chủ động và vận đông gia đình, người thân tham tham gia BHYT, để đảm bảo quyền lợi BHYT liên tục; để được chăm sóc sức khỏe; để an tâm sản xuất, sinh hoạt vì thẻ BHYT là phao cúu sinh khi chúng ta không may mắc bệnh; đặc biệt khi không may mắc bệnh nặng, có chi phí lớn (trong tình hình chi phí dịch vụ y tế ngày càng cao); BHYT giúp người bệnh và gia đình vượt qua khó khăn về kinh tế mà yên tâm chữa bệnh mau ổn định cuộc sống bản thân, gia đình. Nếu không có thẻ BHYT mà không ma y mắc bệnh thì rất khó khăn trong điều trị bệnh; nguy cơ nghèo lại xảy ra.

PV: Trân trọng cảm ơn ông Mạc Thanh Giang, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Thuận!